Mã vạch là công nghệ nhận dạng thu thập
và truyền tải thông tin, dữ liệu của sản phẩm hàng hóa được mã hóa bằng tổ hợp
các khoảng trắng và vạch trắng thể hiện các mẫu tự, ký hiệu và con số.
MÃ VẠCH THỂ HIỆN NHỮNG GÌ?
Mọi thông tin về sản phẩm như:
Số hợp đồng, ngày sản xuất, số lô, kiểm định, vị trí lưu trữ, … sẽ được thể hiện
qua mã vạch dán trên sản phẩm, giúp cho việc truy xuất nguồn gốc được dễ dàng.
1. QUY TRÌNH NHẬP KHO:
BƯỚC
1: ĐỊNH DANH SẢN PHẨM
Khi nhận nguyên liệu đầu vào (hoặc thành
phẩm mới sản xuất ra), nhân viên kho phải xác định được: đây là mặt hàng gì? Sản
xuất theo hợp đồng nào? Ngày mấy? Lô mấy? Số lượng?... để định danh - gọi tên
chính xác món hàng.
BƯỚC
2: ĐẶT MÃ, IN TEM VÀ DÁN MÃ VẠCH CHO SẢN PHẨM
Sau khi xác định chính xác nguồn gốc sản
phẩm, ta lấy thông tin đó đặt mã vạch cho sản phẩm.
Lưu ý: Mã vạch này là mã vạch duy nhất cho từng
thùng hàng (hoặc bó hàng) cùng chủng loại.
Dùng máy in để in tem mã vạch
Dán vào thùng hàng đã được
định danh
BƯỚC 3: NHẬP KHO SẢN PHẨM
- Sau
khi tem mã vạch được dán vào sản phẩm, thủ kho phân nhóm và dùng máy quét để đọc
mã vạch, thủ kho xem sơ đồ kho từ phần mềm để xác định vị trí cất giữ lưu kho, gắn thêm
thông tin người nhập, … (máy quét 1 lần duy nhất cho 1 tem mã vạch tương ứng 1
thùng hàng, nếu thùng hàng đã quét rồi mà quét trùng lại phần mềm sẽ phát hiện
và cảnh báo – đây là đặc tính hiện đại của mã vạch duy nhất).
- Sau
mỗi lượt quét từng thùng hàng thì số liệu đã được cập nhật vào tồn kho theo thời
gian thực.
- Tất
cả số liệu trên lập tức được truyền đến máy tính đang sử dụng phần mềm NPS2, người
nhập kiểm tra các bước đã đầy đủ hoàn thiện thì cập nhật trạng thái hoàn tất.
- Sau hoàn tất (người dùng không được phép
chỉnh sửa nếu không được phân quyền) tiến hành in phiếu nhập kho để lưu trữ và
báo cáo các bộ phận liên quan.
Truyền dữ liệu
Máy quét mã vạch
Máy vi tính sử dụng phần mềm NPS2
2. QUY TRÌNH XUẤT KHO:
- Khi
xuất kho hàng hóa theo: Lệnh sản xuất? Lịch xuất hàng? Hợp đồng nào? Số lượng
bao nhiêu? Mã hàng nào? Lô mấy? Ngày mấy?... người quản lý kho kiểm tra, truy
xuất thông tin trên phần mềm xem lô hàng như trên nằm ở vị trí nào? Bao nhiêu
thùng?... đã đạt đủ yêu cầu xuất hàng chưa.
- Xác
định hàng hóa đạt yêu cầu, tập kết, gom hàng.
- Quét
từng mã vạch dán trên từng thùng hàng để truy xuất đúng với lệnh xuất, khi quét
mã vạch hệ thống lập tức cập nhật số liệu xuất trong phần mềm kho.
- Tiến
hành lập phiếu xuất kho.
- Hoàn
tất xuất mới in phiếu xuất kho để lưu trữ và báo cáo các bộ phận liên quan.
Giao diện phiếu xuất kho có vị trí
3. QUY TRÌNH CHUYỂN KHO:
- Trong
quá trình lưu kho, không tránh khỏi việc chuyển hàng từ kho này sang
kho khác hoặc chuyển ra phân xưởng để hoàn thiện sản phẩm. Ta cũng thực hiện xuất
nhập các bước bằng cách quét mã vạch đã dán trên sản phẩm, xác định rõ mục đích
xuất hàng để làm gì mà sẽ dùng lại tem hay đặt tem mới.
4. QUY TRÌNH KIỂM KÊ KHO:
- Khi
tất cả món hàng đều đã có tem và vị trí rõ ràng, thì việc kiểm kho không còn mất
nhiều thời gian như cách kiểm đếm trước đây.
- Nhân
viên kho chỉ việc quét tất cả mã vạch của từng thùng hàng, máy quét được kết nối
với phần mềm, dữ liệu sẽ được truyền tải về phục vụ cho việc xử lý.
- Sau
khi phần mềm nhận đầy đủ dữ liệu, chương trình sẽ kết xuất ra báo cáo về số lượng
và vị trí từng món hàng hiện có trong kho. Nhân viên kho chỉ việc so sánh giữa
thực tế và sổ sách để cập nhật lại số liệu chính xác nhất.
Toàn bộ quy trình nhập - xuất – kiểm kê kho
hàng hóa xem như hoàn tất. Phần mềm sẽ tự động kết chuyển
số liệu về các báo cáo để chạy dữ liệu hoàn thiện, chính xác và kịp thời nhất.
LUÔN CHÀO ĐÓN BẠN ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI
ĐỪNG NGẦN NGẠI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ